Hotline: 091.6789.556
Quý Khách Để Lại Số Điện Thoại, Nhân Viên Tư Vấn Sẽ Gọi Lại Ngay !
Lượt xem 791
Đánh giá 0 lượt đánh giá
- Thấm mạch ngừng: đây là vị trí mà hầu hết các công trình thường xuyên gặp phải, do việc đổ bê tông không liên tục, đồng thời phải kể đến kỹ thuật đổ bê tông gặp lỗi, đá sỏi lắng xuống làm rỗng mạch ngừng, hoặc do vị trí mạch ngừng không lắp đặt các băng cản nước, gioăng trương nở.
- Thấm khe co giãn, khe nhiệt: với khe co giãn bê tông, cũng do việc đổ ghép bê tông nên tạo ra các khe để bê tông thở, vì thế nước cũng thường xuyên thấm qua vị trí này.
- Thấm sàn và vách tầng hầm do nứt, rỗ bê tông: việc nứt sàn bê tông và vách bê tông cũng thường xuyên xảy ra, với nhiều các lý do khác nhau liên quan đến kết cấu không ổn định, việc ép tiến độ nên nhà thầu đổ gấp và sử dụng phụ gia tháo dỡ ván khuôn nhiều, do kỹ thuật đổ bê tông ...
- Đục tẩy tại các vị trí lồi, bả vá các vị trí lõm nhằm tạo bề mặt tương đối bằng phẳng trước khi thi công;
- Vệ sinh toàn bộ bề mặt tầng hầm trước khi thi công đảm bảo không còn bụi bẩn, tạp chất và dầu mỡ.
- Kiểm tra các vị trí cần xử lý.
- Đục hoặc dùng máy cắt rạch sâu vào vết nứt
- Vệ sinh sạch sẽ xung quanh vị trí vết nứt đã đục.
- Quét lớp hóa chất chống thấm thẩm thấu gốc xi măng 2 thành phần ( hoặc sản phẩm tương đương) thứ nhất lên vị trí vết nứt đã đục.
- Tiến hành đổ vữa không co ngót xung quanh lấp đầy các vị trí nứt vừa quét chống thấm.
- Tiếp tục quét lớp hóa chất chống thấm thứ hai lên các vị trí đã đổ vữa.
- Sau khi quét lớp thứ hai, nên tiến hành gia cố 01 lớp lưới thủy tinh gia cường nhằm tăng cường khả năng chống thấm và chống co giãn.
- Cuối cùng quét lớp chống thấm thứ 3, hoàn thiện thi công.
– Dùng chất chống thấm thẩm thấu 1 thành phần gốc xi măng hoặc các sản phẩm tương đương
- Làm ẩm bề mặt trước khi thi công để tránh bê tông háo nước dẫn đến tình trạng vật liệu chống thấm sẽ không thấm sâu vào thân bê tông tạo liên kết tuy nhiên tránh không để đọng nước trên bề mặt bê tông.
- Quét lớp hóa chất chống thấm thứ nhất.
- Gia cố thêm 01 lớp lưới thủy tinh gia cường tại các vị trí góc, phần tiếp giáp giữa sàn và tường với bề rộng lưới từ 10 – 15 cm nhằm tăng cường khả năng chống thấm và chống co giãn.
- Tùy thuộc vào mỗi loại sản phẩm chúng ta nên thi công 2 hoặc 3 lớp để đảm bảo phủ kín bề mặt cần chống thấm.
- Thi công các lớp chống thấm vuông góc nhau theo chiều từ trên xuống dưới, lớp sau được quét sau khi lớp trước khô khoảng 2 – 4 giờ, tùy nhiệt độ ngoài trời cũng như tùy loại sản phẩm dùng.
- Định mức thi công tùy thuộc vào từng vị trí và từng sản phẩm đưa vào thi công.
* Lưu ý
- Với các sản phẩm gốc xi măng nên cần có yêu cầu bảo dưỡng tốt để đảm bảo vật liệu được ninh kết hết và tạo được sự kết dính tốt với bề mặt cần chống thấm cũng như tạo được lớp màng đặc chắc.
- Không nên trộn vật liệu quá nhiều cùng một lúc để tránh việc thi công không kịp
- Khi cần sơn hoàn thiện bề mặt thì nên phủ thêm lớp vữa bảo vệ (ximăng+cát) lên bề mặt lớp chống thấm.
Quét 01 lớp lót primer trước khi thi công dán màng chống thấm nhằm tăng cường khả năng bám dính cho màng.
- Khi lớp lót tương đối khô, tiến hành dán màng chống thấm.
- Dán 01 lớp màng chống thấm khò nóng hoặc màng tự dính lên toàn bộ vị trí cần thi công chống thấm.
- Chồng mép 5-10cm giữa các tấm màng tạo sự liên kết chặt chẽ tại các vị trí nối nhau. Dùng đèn đốt nóng chảy mép màng, dùng bay thi công miết mạnh để làm kín phần tiếp giáp.- Tại các góc giao nhau giữa sàn và tường, dán vén màng lên 10-15cm.
- Sau khi dán màng xong, tiến hành trát 01 lớp vữa lên toàn bộ vị trí dán màng chống thấm nhằm bảo vệ lớp màng chống thấm.
- Hoàn thiện thi công.
Lưu ý:
- Đối với các vị trí phải gia cố: góc tường, cổ ống cấp thoát nước…phải thi công cẩn thận và tỷ mỷ nhằm đảm bảo tối ưu tránh bị bong tróc màng.
- Nếu có hiện tượng phồng rộp màng sau khi thi công, đâm thủng khu vực đó bằng vật sắc nhọn cho thoát hết khí sau đó dán đè tấm khác lên.
- Đục bỏ sạch bê tông và vữa chất lượng kém, đục rộng hơn chỗ bị thấm 15cm với điểm thấm
- Vệ sinh sạch sẽ bề mặt bằng bàn chải sắt và máy bơm nước áp lực cao.
- Tìm các vị trí xung yếu rò rỉ nước trên bề mặt bê tông.
- Khoan bề mặt bê tông bên cạnh điểm rò rỉ.
- Vệ sinh, gắn van 1 chiều. Khoảng cách các đầu van 30-40 cm.
- Bơm dung dịch keo trương nở (PU 886 hoặc sp tương đương) vào các vị trí xung yếu qua hệ thống van 1 chiều. Dưới tác dụng của áp suất bơm, dung dịch keo này sẽ len lỏi vào các lỗ rỗng, mao mạch, tác dụng với nước tạo thành lớp xốp trương nở bịt kín các vị trí rò rỉ nước.
- Cắt phẳng hoặc rút van một chiều ra khi hóa chất đã khô. Hoàn thiện xử lý.
- Phun (quét) lớp hóa chất chống thấm thẩm thấu thứ nhất lên toàn bộ vị trí cần thi công
- Sau 2-3 giờ, tiến hành thi công lớp hóa chất thứ hai.
- Chất chống thấm sẽ thẩm thấu sâu vào bê tông tạo thành lớp màng bảo bệ cứng chắc, chịu được áp lực cao của nước và có thể tự hàn gắn các vết nứt nhỏ.
- Định mức: 1.5-2 kg/ m2 hoàn thiện.
- Hoàn thiện thi công.
Chúng tôi là đối tác cung cấp và thi công các công trình xí nghiệp, nhà xưởng của nhiều đơn vị, doanh nghiệp trên toàn địa bàn miền Trung và các tỉnh tây nguyên. Từ một đội nhân công nhỏ, bằng nỗ lực không ngừng của toàn bộ đội ngũ công nhân viên, hiện nay công ty Đa Phúc đã trở thành đơn vị có danh tiếng trong thi công và cung cấp sản phẩm chuyên ngành vật liệu xây dựng chống thấm
Chống thấm Đa Phúc cam kết mang lại cho Quý khách hàng sự hài lòng cao nhất về sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi.
Thay mặt Công ty , tôi xin chân thành cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm, tin tưởng và hợp tác với chúng tôi trong suốt thời gian qua. Hy vọng, Chống thấm Đa Phúc sẽ đóng góp một phần nhỏ vào sự thành công của Quý khách hàng.
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐA PHÚC Loại hình hoạt động: Công Ty Cổ Phần |